Chi phí thang máy gia đình, tất cả những gì bạn cần biết

Ngày nay, thang máy không còn quá xa lạ đối với chúng ta trong cuộc sống. Đối với thang máy gia đình, yếu tố mà khách hàng luôn quan tâm khi lắp đặt và sử dụng thiết bị là chi phí phải bỏ ra.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các chi phí thang máy gia đình mà người dùng phải chi trả từ giai đoạn thi công, lắp đặt đến đưa vào sử dụng thiết bị.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt thang máy gia đình

Chi phí mua thang máy gia đình

Đây là khoản chi phí lớn nhất bạn phải chi trả khi lắp đặt thiết bị trong ngôi nhà của bạn. Giá thang máy gia đình dựa vào loại thang mà bạn lựa chọn.

Tải trọng và kích thước thang máy

Yếu tố đầu tiên bạn cần phải lưu ý đó là nhu cầu sử dụng thang máy và diện tích ngôi nhà để lựa chọn tải trọng thang máy gia đình phù hợp nhất. Tải trọng càng cao, yêu cầu về không gian càng lớn, chi phí mua thang máy càng cao.Tải trọng của thang máy sử dụng trong hộ gia đình cá nhân: thang máy 250kg, 300kg, 350kg, 450kg, 630kg và trên 1000kg (dành cho những siêu biệt thự, lâu đài).Đối với những căn nhà ống, nhà phố diện tích mặt sàn không lớn, phổ biến là loại thang máy gia đình mini có tải trọng từ 250 kg (3 – 4 người) – 350kg, thiết kế trong lòng của thang bộ. Loại thang máy gia đình tiết kiệm diện tích có kích thước hố pit chỉ từ 0,6 m2, sử dụng cửa mở tay, kích thước cabin từ 800 mmĐối với những căn nhà có diện tích sàn lớn hơn, nhu cầu sử dụng cao hơn, bạn có thể lựa chọn tải trọng thang máy gia đình 450kg trở lên cho nhu cầu 5 – 7 người.

Chi phí mua thang máy gia đình

Thang máy liên doanh hay thang máy nhập khẩu

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, có 2 dòng sản phẩm thang máy gia đình chính là nhập khẩu nguyên chiếc và liên doanh.Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc có giá trị cao hơn rất nhiều so với sản phẩm liên doanh cùng thương hiệu, cùng tải trọng, có thể chênh lệch lên tới 2 lần đối với các thương hiệu lớn.Xem thêm: So sánh thang máy gia đình liên doanh và thang máy gia đình nhập khẩu

Thang máy của thương hiệu nào?

Mỗi thương hiệu, hãng thang máy gia đình lại có giá sản phẩm khác nhau. Tất nhiên những thương hiệu lớn, uy tín và chất lượng sẽ có giá thành cao hơn những thương hiệu ít tên tuổi trên thị trường

Chi phí thang máy gia đình phụ thuộc vào thương hiệu

 

Thang máy không phòng máy hay có phòng máy

Hệ thống thang máy gia đình có phòng máy là có giá thấp hơn so với hệ thống thang máy gia đình không phòng máy. Tại sao có sự chệnh lệch này bởi vì công nghệ sử dụng trong loại thang không phòng máy hiện đại và an toàn hơn.

Chi phí thi công và lắp đặt thang máy

Chi phí lắp đặt thang máy – Loại chi phí này phụ thuộc vào một số yếu tố như

Kết cấu, kích thước hố thang máy

  • Kết cấu của bê tông
  • Kết cấu thép
  • Kết cấu dầm bê tông cốt thép và tường gạch

Tùy vào loại hố thang mà chi phí thang máy gia đình khi thi công sẽ khác nhau. Hố thang với kết cấu bê tông có chi phí thấp nhất. Ngoài ra còn có loại hố thang máy bẳng thép có kích thước lớn hơn.

Chi phí thi công và lắp đặt thang máy

Đặc thù của công trình

  • Công trình nhà xây mới: Thi công và lắp đặt thang máy, chi phí thấp hơn và dễ dàng hơn bằng cách xây dựng phù hợp với bản vẽ.
  • Công trình nhà cải tạo: Chi phí thi công có những khác biệt nhất định để sửa chữa và cải tạo ngôi nhà. Từ đó, chi phí xây dựng và lắp đặt sẽ cao hơn so với công trình nhà xây mới.

Tóm lại, dựa vào đặc tính của công trình, các kỹ sư sẽ giúp bạn tính toán khoảng giá để hoàn thiện hố thang máy.

Chi phí nội thất, ngoại thất theo yêu cầu

Ngoài chi phí mua thang máy, chi phí xây dựng và lắp đặt, bạn có thể phải chi trả thêm nếu có những yêu cầu cá nhân về nội thất của thiết bị.

  • Chi phí nội thất: Những yêu cầu về chất liệu, tính năng cao cấp hơn cho trần cabin, sàn cabin, cửa thang, cửa tầng, …
  • Chi phí ngoại thất: ốp đá hoa, ốp gỗ hay ốp đá cẩm thạch, …

Chi phí nội thất, ngoại thất theo yêu cầu của gia chủ

Các loại chi phí trong quá trình sử dụng thang máy gia đình

Tiền điện

Chi phí sử dụng thang máy gia đình đầu tiền cần nhắc đến là tiền điện. Lượng điện tiêu thụ của thang máy gia đình phụ thuộc vào công suất của thang. Một số công suất thang máy phụ thuộc vào tải trọng của thang:

  • Thang máy gia đình 350kg – công suất điện thang máy là 3.7 kw đối với thang máy có phòng máy và 2.2kw đối với thang máy không phòng máy.
  • Thang máy 450kg – tiêu tốn 5.5kw đối với động cơ có hộp số và 3.0kw đối với loại không hộp số.
  • Thang máy gia đình 750kg có công suất động cơ lần lượt là 7.5kw và 4.3kw.
  • Công suất thang máy tải trọng 1000kg là 11kw.

Theo khảo sát của Getis, những gia đình sử dụng thang máy tải trọng từ 250 – 450kg, thiết bị tiêu thụ điện vào khoảng 300 – 400 ngàn đồng một tháng.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ

Là một thiết bị điện đặc thù và yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và ổn định khi hoạt động nên thang máy luôn cần chi phí bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.Trong thời gian bảo hành, công ty thang máy có trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng thang máy miễn phí và sau thời gian này bạn phải mất phí.Do thang máy gia đình có tần suất sử dụng ít nên chi phí bảo trì bảo dưỡng không quá cao, trung bình khoảng 450.000 đồng một lần – đối với gói bảo dưỡng phổ biến 3 tháng 1 lần.

Chi phí kiểm định thang máy gia đình như thế nào?

Xem thêm: Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình

Chi phí thay thế thiết bị

Sau mỗi lần bảo trì bảo dưỡng thang máy gia đình, nhân viên có trách nhiệm trao đổi và yêu cầu gia chủ thay thế những thiết bị trong thang để đảm bảo thang hoạt động ổn định.Tuy nhiên, đối với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, hầu như rất ít khi bạn cần thay thế thiết bị. Có chăng chỉ thay thế bóng đèn chiếu sáng trong thang máy với chi phí khá thấp, khoảng 30.000 đồng/ năm.

Chi phí kiểm định thang máy

Theo quy định của pháp luật, tất cả các loại thang máy phải được kiểm định an toàn. Thời hạn kiểm định đối với thời hạn sử dụng của thang máy dưới 20 năm là 3 năm một lần, trên 20 năm là mỗi năm một lần.Chi phí kiểm định thang máy gia đình do nhà cung cấp chi trả lần đầu tiên, sau đó là do chủ sở hữu thanh toán theo thời giá. Phí kiểm định hiện tại dành cho 1 bộ thang máy gia đình dưới 10 tầng là 2 triệu đồng một lần cho thời hạn 3 năm.

Chi phí kiểm định thang máy định kỳ

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về chi phí thang máy gia đình. Hi vọng bài viết giúp đỡ bạn đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt khi quyết định lắp đặt thiết bị trong ngôi nhà của mình. Cập nhật ngay những thông tin thang máy gia đình hữu ích mỗi ngày tại blog website nhé.Liên hệ chúng tôi ngay để tư vấn miễn phí giải pháp thang máy gia đình chuẩn đạt chuẩn châu Âu cho ngôi nhà của bạn

Miền Bắc: Lô 12 TT4 VOV Mễ Trì, Đ, Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội 100000, Việt Nam

Hotline: 0972.597.579

Miền Nam: Số 50, đường 11 – CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0879.745.777

Email: contact@getis.vn

Đánh giá post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *