Các cấp độ cứu hộ và quy trình kiểm định thang máy gia đình

Thang máy là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn nên sau khi lắp đặt và chạy thử, thang máy cần được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và cấp phép an toàn mới có thể chính thức đưa vào sử dụng. Vậy đối với thang máy nói chung và thang máy gia đình nói riêng có quy trình kiểm định chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và thảo luận trong bài viết nhé.

Bài viết liên quan:
> Làm gì khi thang máy rơi tự do
> Cứu hộ thang máy thế nào khi bộ phận cứu hộ bị hỏng

Kiểm định thang máy gia đình là gì?

Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng theo các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Kiểm định thang máy gia đình là quy trình xác định tình trạng kỹ thuật của thang đảm bảo các quy chuẩn về an toàn. Các quy chuẩn kiểm định thang máy dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Kiểm định thang máy bảo dưỡng thang máy gia đình Các tiêu chuẩn kiểm định thang máy gia đình được áp dụng gồm có:

  • TCVN 6395 – 2008: Thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
  • TCVN 6904 – 2001: Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6396 – 1998: Thang máy thuỷ lực – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6905 – 2001: Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 7628 – 2007: Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
  • TCVN 5867 – 1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.

Tại sao cần kiểm định thang máy gia đình?

Vì kiểm định thang máy gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo đảm an toàn, tính mạng cho con người. Mọi gia đình, cơ quan, đơn vị… đều cần tiến hành kiểm định thang máy định kỳ, giúp thang máy luôn hoạt động trong tình trang tốt nhất, kiểm soát mọi rủi ro có thể xảy ra. Không chỉ vậy, kiểm định còn kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc và chấp hành, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Những đơn vị nào được phép kiểm định thang máy gia đình?

Đó là các đơn vị được cấp phép và chứng nhận bởi Nhà nước đủ điều kiện hoạt động kỹ thuật an toàn. Một số đơn vị như:

  • Trung tâm Kiểm định KTAT khu vực I, II, II
  • Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ TP. HCM
  • Công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật an toàn Việt Nam
  • Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
  • Trung tâm Kiểm định công nghiệp I, II, III – Cục KTAT và Môi trường Công nghiệp trực thuộc Bộ công thương

Trung tâm kiểm định 3 là đơn vị được phép kiểm định thang máy gia đình?

Phương tiện kiểm định thang máy gia đình

Yêu cầu: Các phương tiện này phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc gia, được kiểm chuẩn, có độ chính xác phù hợp với quy định:

  • Thiết bị đo điện trở cách điện.
  • Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
  • Thiết bị đo dòng điện.
  • Thiết bị đo hiệu điện thế.
  • Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
  • Các thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở.
  • Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
  • Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.

Những phương tiện trên được các trung tâm kiểm định trang bị cho các kiểm định viên. Ngoài ra, thang máy gia đình còn được kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính xác.

> Xem thêm: Khi nào cần bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình?
> Một số tiêu chuẩn thang máy hiện hành tại Việt Nam

Quy trình kiểm định Thang máy gia đình

Khi nào cần kiểm định thang máy gia đình?

Thời gian kiểm định thang máy gia đình được quy định như sau:

Kiểm định thang máy lần đầu

  • Bắt buộc phải tiến hành kiểm định thang máy khi vừa hoàn thành việc lắp đặt để đánh giá chính xác về chất lượng thiết bị và chất lượng lắp đặt thang máy.
  • Đảm bảo thang máy đạt điều kiện tốt nhất, an toàn nhất để đưa vào sử dụng.

Kiểm định thang máy định kỳ

Thang máy đã đăng ký được cấp phép sử dụng phải được kiểm định định kỳ. Nếu thang máy đã sử dụng trong một thời gian dài, hệ thống và các bộ phận có sự xuống cấp nghiêm trọng thì công tác kiểm định càng quan trọng để đánh giá chính xác về tình trạng vận hành của thiết bị. Từ đó có phương án xử lý, khắc phục hiệu quả nhất.

> Xem thêm: Sử dụng thang máy gia đình an toàn

Kiểm định thang máy khi có dấu hiệu bất thường

  • Công việc này sẽ được thực hiện nếu trong quá trình sử dụng có một số vấn đề về kỹ thuật xảy ra, gây ra tình trạng mất an toàn, không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động.
  • Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất theo tiêu chuẩn đã được quy định.

Thang máy gia đình có tần suất sử dụng ít nên chu kỳ cần kiểm định không quá 5 năm 1 lần. Thông thường chi phí kiểm định thang máy lần đầu sẽ do công ty thang máy thanh toán. Các lần kiểm định tiếp theo đơn vị kiểm định sẽ làm việc trực tiếp với chủ đầu tư về thời gian và phí kiểm định.

Quy trình tiêu chuẩn kiểm định thang máy gồm những bước nào?

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải
  • Các chế độ thử tải – Phương pháp thử
  • Xử lý kết quả kiểm định

Quy trình kiểm định thang máy gia đình có 5 bước chính

Trình tự kiểm định kỹ thuật thang máy gia đình

Để đảm bảo an toàn, quy trình kiểm định thang máy gia đình cần được tiến hành đầy đủ kỹ lưỡng theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài bao gồm:

  • Kiểm tra tổng thể tính đầy đủ và sự đồng bộ của thang máy sau khi lắp đặt được thực hiện bằng cách so sánh sự phù hợp của thiết bị với các quy định thiết kế, các hồ sơ kỹ thuật, các chứng chỉ do nhà sản xuất cung cấp. (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu)
  • Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có)

Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật khác và đáp ứng các yêu cầu đầy đủ, đồng bộ của thang máy.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải

  • Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy:
  • Kiểm tra buồng máy và buồng puli: nơi dành riêng để lắp đặt máy, thiết bị kèm theo và puli của thang máy.
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện trong buồng máy
  • Kiểm tra việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động.
  • Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn thủy lực.
  • Kiểm tra việc bố trí bảng điện – công tắc chính, các đường dây dẫn điện, chiếu sáng buồng máy.
  • Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.

Kiểm định thang máy gia đình cần có chuyên môn kỹ thuật cao

  • Kiểm tra chiều cao trong lòng cabin và chiều cao thông thủy khoang cửa cabin tối thiểu là 2m.
  • Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của các thiết bị chống kẹt cửa, thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin, tình trạng thông gió và chiếu sáng trong cabin.
  • Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan
  • Kiểm tra lan can nóc cabin, ray dẫn hướng cabin và đối trọng
  • Kiểm tra giếng thang và các cửa tầng:
  • Kiểm tra đáy hố thang
  • Thử không tải

Bước 3: Thử tải động

  • Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức
  • Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức
  • Thử cứu hộ thang máy (khi cabin đầy tải)
  • Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải
  • Thử thiết bị báo động cứu hộ

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

  • Lập Biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.
  • Thông qua biên bản kiểm định: Thành phần tham gia thông qua, ký và đóng dấu vào biên bản.
  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định
  • Dán tem kiểm định
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

Xử lý kết quả kiểm định có 5 bước chính Hơn mười năm kinh nghiệm và nỗ lực khẳng định thương hiệu trên thị trường thang máy, Getis Việt Nam luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những sản phẩm an toàn nhất và dịch vụ chuyên nghiệp nhất. Trước khi bàn giao đưa vào sử dụng, thang máy gia đình Getis luôn được kiểm định nghiêm túc và chuẩn xác bởi các Trung tâm kiểm định kỹ thuật hoặc các đơn vị có đủ năng lực do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định. Điều này không chỉ bảo đảm chất lượng, sự an toàn và giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị thang máy mà còn cho thấy uy tín của đơn vị cung cấp thang máy.

Các cấp độ cứu hộ của thang máy gia đình

Cấp độ 1 – Cấp độ cứu hộ cơ bản

Cấp độ 1 là cấp độ cứu hộ cơ bản mà hầu hết các thang máy gia đình trên thị trường hiện nay đều đáp ứng được. Ở cấp độ này thường trang bị các thiết bị sau:

  • Chuông cứu hộ: Khi xảy ra sự cố, người dùng nhấn chuông để phát ra âm thanh lớn gây sự chú ý, thông báo cầu cứu sự trợ giúp.
  • Điện thoại cố định (intercom): Được trang bị trong thang máy để liên lạc ra ngoài khi gặp sự cố.
  • Bộ cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device): Thiết bị này cung cấp nguồn điện dự trữ, giúp thang máy chạy về tầng gần nhất để người dùng ra ngoài khi mất điện đột ngột dẫn đến thang “nhốt người”.

Như vậy, khi bạn bị nhốt trong cabin, thường liên hệ cứu hộ bằng cách điện thoại, nhờ người trợ giúp, sử dụng bộ cứu hộ tự động ARD,… Với những thiết bị thuộc cấp độ cứu hộ 1 này, cơ bản bạn đã có thể nâng cao tính năng an toàn khi sử dụng thang máy gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thiết bị này cũng hoạt động ổn định 100%. Đặc biệt nếu bộ cứu hộ tự động ARD bị hỏng từ lúc nào mà bạn không biết thì khi xảy ra sự cố, thang không thể đưa bạn về tầng gần nhất và mở cửa. Cấp độ 1 - Cấp độ cứu hộ cơ bản

Cấp độ 2 – Cấp độ nâng cấp 

Cấp độ 2 là cấp độ cứu hộ được nâng cấp cao hơn, hiện mới xuất hiện tại dòng thang máy gia đình thủy lực. Sự khác biệt này được tạo ra nhờ việc ứng dụng công nghệ an toàn tân tiến SRS (Self Rescue System) giúp bạn tự cứu hộ khi gặp sự cố thang máy. Hệ thống SRS trang bị trong cabin ở thang máy thủy lực là mấu chốt của sự đột phá về an toàn thang máy gia đình. Ngay cả khi bộ cứu hộ tự động ARD hỏng, điện lưới mất thang nhốt người, bạn hay người thân vẫn có thể tự giải thoát được dù ở nhà một mình cửa khóa trong. Kích hoạt hệ thống SRS chỉ với một thao tác đơn giản trên bàn phím bảng gọi, thang máy sẽ tự động đưa bạn về tầng gần nhất và mở cửa. Như vậy, tốt nhất một chiếc thang máy gia đình vẫn nên trang bị đầy đủ 2 cấp độ cứu hộ để đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà. Cấp độ 2 - Cấp độ cứu hộ cao cấp

> Tìm hiểu thêm: Cách thức nâng cao mức độ an toàn thang máy tối đa

Để được cung cấp dịch vụ, lắp đặt thang máy gia đình thủy lực đến từ châu Âu xin vui lòng liên hệ:

Miền Bắc: Lô 12 TT4 VOV Mễ Trì, Đ, Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội 100000, Việt Nam

Hotline: 0972.597.579

Miền Nam: Số 50, đường 11 – CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0879.745.777

Email: contact@getis.vn

    Đánh giá post

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *